Hệ điều hành là gì? Hầu như hiện nay thì ai ai cũng cần phải sử dụng cho mình một thiết bị thông minh như điện thoại hay là máy tính. Bạn chỉ thường nghe tên và quan tâm về hãng của những thiết bị mà mình muốn mua nhưng lại rất ít để ý đến tên hệ điều hành. Tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn sai lầm bởi mỗi hệ điều hành sẽ có tính năng khác nhau. Vì vậy nên bạn lại càng phải tìm hiểu ngay về hệ điều hành để biết được ưu nhược điểm của từng loại.
Định nghĩa về hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành hay còn có tên gọi khác là Operating System – viết tắt là OS. Khi được tải vào máy tính thì hệ điều hành sẽ quản lý tất cả ứng dụng trong máy tính. Chương trình này sẽ sử dụng theo yêu cầu dịch vụ thông qua giao diện API đã được xác định.
Đặc biệt là khi sử dụng hệ điều hành này thì còn có thể tiến hành tương tác trực tiếp với các hệ điều hành bằng giao diện người dùng. Ví dụ như là các loại giao diện sử dụng dòng lệnh CLI hoặc là giao diện người dùng theo lối đồ họa GUI. Ngoài ra thì nó còn có chức năng làm thiết bị trung gian để giao tiếp giữa những người sử dụng cùng với các thiết bị đó.
Tổng hợp những chức năng của hệ điều hành
Hệ điều hành cũng chính là phần mềm dùng để quản lý tất cả các loại thông tin như là phần cứng gồm: quản lý phần CPU, bộ nhớ, mạng internet, các loại thiết bị và quản lý cả hệ thống của các tập tin. Nhờ vào chương trình đó sẽ cung cấp cho những người dùng của mình những phần giao diện sao cho phù hợp nhất để sử dụng phần mềm. Bao gồm cả quá trình thao tác cũng như nhập dữ liệu được tối ưu hơn.
Vậy nên có thể nói rằng hệ điều hành chính là phần trung gian dùng để kết nối phần cứng và người dùng. Chúng sẽ giúp người dùng truy cập nhanh chóng và vận hành tài nguyên rất tốt. Đặc biệt còn có thể xử lý xung đột hay xảy ra giữa chương trình hệ thống hoặc những chương trình do chính người dùng sử dụng.
Phân loại về các hệ điều hành phổ biến hiện nay
Hiện nay, hệ điều hành được sử dụng ở tất cả các thiết bị thông minh từ máy tính cho đến các loại điện thoại di động thông minh. Cũng vì vậy mà nó đã được chia ra thành 2 loại. Đó chính là chuyên dùng cho máy tính và sử dụng cho điện thoại.
Chuyên dụng cho các loại laptop và máy tính
Những hệ điều hành được những chuyên gia thiết kế nhằm sử dụng với các thiết bị như là máy tính PC, laptop, … Tất cả những loại thiết bị này đều phải sử dụng hệ điều hành tương thích nhất đó là GUI. Phần mềm này sẽ dùng bằng cách nhấp vào mọi thứ ở trên màn hình giao diện của bạn như các biểu tượng, menu, … Biểu tượng đó sẽ được diễn tả bằng cách là kết hợp cùng hình ảnh kèm theo văn bản.
Tuy nhiên hệ điều hành của GUI này đều có các giao diện được thiết kế khác biệt nhau. Tùy theo từng hãng máy nên bạn cần phải chọn hãng máy mà bạn muốn. Tuy nhiên thì các GUI cũng hầu hết tương tự nhau nên rất dễ sử dụng, bạn đừng lo lắng quá nhé.
Hệ điều hành cho các loại thiết bị di động
Hệ điều hành chuyên dụng cho các loại thiết bị di động hiện nay như: điện thoại, máy tính bảng,… Được thiết kế dành cho những thiết bị như: Điện thoại di động, máy tính bảng,… Hầu hết các hệ điều hành này sẽ phải sử dụng như liên lạc, lướt web, … Vì vậy nên các tính năng sẽ ít hơn là ở máy tính.
Hệ điều hành Android là gì?
Android chính là hệ điều hành được phát triển bởi Android Inc sau đó được nhà phân phối Google mua lại vào 2005. Theo chỉ số năm 2017 thì hệ Android trên điện thoại chiếm tận 87,7% thị phần) năm 2017.
- Ưu điểm: Đây là hệ điều hành ở dạng mở và hầu hết sở hữu một kho ứng dụng thật sự khổng lồ. Tùy biến cao lại dễ dàng tiến hành đặt lại mật khẩu nếu như người dùng quên mật khẩu.
- Nhược điểm: Vì dễ đặt lại mật khẩu nên độ bảo mật của Android không bằng với iOS.
Hệ điều hành các hãng iOS là gì?
iOS chính là hệ điều hành của độc quyền các sản phẩm sản xuất bởi nhà Apple. Ra mắt thị trường vào năm 2007 nhưng iOS đã thành công vượt bậc tạo ra nên cách mạng công nghệ cực kì hiệu quả với các tính năng ổn định và bảo mật rất cao.
- Ưu điểm: Bảo mật cực kỳ cao, tối ưu phần mềm rất tốt kèm theo hiệu năng ổn định và không đòi hỏi cấu hình máy như Android.
- Nhược điểm: iOS độc quyền cho các hãng máy của nhà Apple. Hầu như không thể nào sử dụng với các điện thoại khác và kho ứng dụng cũng ít hơn nhiều so với hệ Android.
Ưu và nhược điểm của từng hệ điều hành là gì
Thị trường hiện nay phổ biến nhất chính là 3 hệ điều hành chuyên dụng cho các máy tính, laptop. Bao gồm các loại là Windows, macOS và Linux. Hãy cùng xem qua các ưu và nhược điểm của từng loại để hiểu rõ hơn nhé.
Hệ điều hành Windows của hãng Microsoft
Hệ điều hành Windows của nhà sản xuất Microsoft đầu tiên được ra mắt thị trường vào năm 1980. Sau bao nhiêu biến cố cùng với cái lỗi sai thì cuối cùng vào năm 2015 thì Windows 10 với phiên bản hoàn chỉnh đã được cài đặt sẵn trên hầu hết các thiết bị máy tính. Cũng chính nhờ như vậy mà hệ Windows của hãng Microsoft đã hoàn toàn thịnh hành và phổ biến nhất hiện giờ.
- Ưu điểm: Hệ điều hành Windows cực kỳ phổ biến lại rất dễ dàng cho người dùng sử dụng. Không chỉ vậy mà nó còn có tính ổn định cao với đầy đủ các tính năng cần thiết.
- Nhược điểm: Windows có bản quyền và bạn cần phải mất phí để mua và sử dụng.
Hệ điều hành macOS của nhà Apple
Ở thời gian trước thì macOS còn có cái tên khác là OS X. Những thiết bị laptop và máy tính của nhà Apple đều sẽ được cài đặt sẵn hệ điều hành macOS này.
- Ưu điểm: Giao diện cực kỳ đẹp và được cài đặt sẵn ở các thiết bị do Apple sản xuất và bán ra, đặc biệt là không tốn bất kỳ chi phí nào.
- Nhược điểm: Lượng người dùng hệ điều hành macOS rất ít nên vẫn chưa có phần mềm phát hành ra thị trường.
Linux khá hiếm người dùng
Linux là hệ điều hành ở dạng mở, nghĩa là bạn hoàn toàn có thể thay thế cũng như là sửa đổi tùy theo ý bạn.
- Ưu điểm: Hoàn toàn miễn phí và bạn lại càng có thể thay đổi cũng như là phân phối ra thị trường.
- Nhược điểm: Khá là ít người sử dụng hệ điều hành Linux vì tính bảo mật thấp kèm theo giao diện rất cổ điển.
Có thể bạn quan tâm:
- Phần mềm Seo Web – Công cụ hỗ trợ Seo Web mà bạn nên biết
- Ngôn ngữ lập trình là gì? Có những dạng ngôn ngữ nào?
Hướng dẫn cách cập nhật hệ điều hành mới nhất
Sau khi tìm hiểu về hệ điều hành, bạn cần phải xem qua một số hướng dẫn về cách cập nhật hệ mới. Với Windows, phần mềm sẽ được cập nhật thông qua Windows Update. Điều này cũng hoàn toàn tương tự như với cách cập nhật của Android hoặc là bạn cũng có thể tiến hành tải xuống và cài đặt bản cập nhật iOS mới của nhà Apple.
Cập nhật hệ điều hành mới nhất chính là điều mà bạn nên làm với các loại thiết bị của mình. Bởi vì bạn sẽ được trải nghiệm tính năng mới kèm theo các bản sửa lỗi ở phần mềm cũ và đảm bảo tính bảo mật sẽ ngày càng cao hơn.
Kết Luận
Thông qua các thông tin chi tiết chắc hẳn bạn đã hiểu được hệ điều hành là gì rồi đúng không? Nếu bạn đang tìm cho mình hệ điều hành có các tính năng phù hợp với yêu cầu và sở thích của mình thì nên tham khảo thật kỹ rồi hãy đưa ra quyết định nhé.